NHÓM THUỐC GIẢM ĐAU HẠ SỐT
Đau là một trong những triệu chứng thường gặp nhất, việc sử dụng thuốc giảm đau hợp lý không chỉ giúp điều trị bệnh lý, cải thiện chất lượng cuộc sống mà còn góp phần giúp bệnh nhân tăng tuân thủ điều trị.
Thuốc giảm đau nhóm 1
Paracetamol
- Paracetamol là thuốc cơ bản trong điều trị các cơn đau từ nhẹ đến trung bình cũng như trong các trường hợp cần hạ sốt.
Tham khảo thuốc giảm đau nhóm 1 tại đây
Acid acetylsalicylic (Aspirin)
- Acid acetylsalicylic vừa là thuốc hạ sốt, chống viêm, vừa là một thuốc giảm đau được chỉ định trong các trường hợp đau mức độ nhẹ đến trung bình.
- Thuốc được sử dụng khá phổ biến trong bệnh thấp khớp để được điều trị các triệu chứng viêm và đau.
Các NSAID không phải loại salicylat
- Các thuốc nhóm này được sử dụng đầu tay với liều cao để đạt hiệu quả chống viêm và liều thấp hơp trong các trường hợp đau nhẹ và trung bình: đau rang, đau đầu, đau nữa đầu, chấn thương nhẹ, đau vùng tai mũi họng.
Floctafenin
- Floctafenin là thuốc được sử dụng thuần túy với tác dụng giảm đau.
Nefopam
- Nefopam là một thuốc giảm đau dạng ống tiêm chứa 20mg để tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp để điều trị triệu chứng các cơn đau cấp tính, bao gồm cả đau sau phẩu thuật.
Thuốc giảm đau nhóm 2
- Thuốc giảm đau nhóm 2 được dành riêng cho những cơn đau trùng bình đến dữ dội.
Codein
- Coidein là một opioid yếu
Tramadol
- Tramadol chỉ nên sử dụng sau khi được đánh giá cẩn thận cân bằng lợi ích/ nguy cơ dựa trên bản chất cơn đau và đặc điểm bệnh nhân.
Thuốc giảm đau nhóm 3
Thuốc giảm đau opioid
Morphin
- Morphin thích hợp cho các trường hợp đau dai dăng, dữ dội hay khó điều trị.
- Morphin tiềm ẩn nhiều nguy cơ tương tác thuốc.
Fentanyl
- Đây là thuốc giảm đau mạnh có cơ chế tác dụng tương tự như morphin nhưng tác dụng nhanh và kéo dài.
- Cần xem xét khả năng xuất hiện nguy cơ lệ thuộc thuốc, tình trạng bệnh nhân, và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Tuân thủ mọi chỉ dẫn của bác sĩ có chuyên môn để đạt hiệu quả tốt nhất. Không tự ý sử dụng và ngừng thuốc, có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc.