Bệnh đậu mùa khỉ
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố đậu mùa khỉ là trường hợp khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh đậu mùa khỉ là gì?
- Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ có thể nhận biết nếu bạn gặp một số biểu hiện như: Sốt cao, đau cơ, hạch bạch huyết, phát ban,.... Thông thường bệnh này có thể kéo dài 2 - 4 tuần và triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ được phát hiện sau khi cơ thể nhiễm virus từ 5 đến 21 ngày.
- Hầu hết những người nhiễm bệnh đều hồi phục sau vài tuần, tỷ lệ tử vong không cao. Tuy vậy, các yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh diễn tiến nặng, khả năng tử vong cao bao gồm: người mắc bệnh có tiếp xúc lâu dài với virus, trẻ em, người có hệ miễn dịch kém,….
- Các nhà khoa học cho biết, căn bệnh này khó lây lan hơn so với dịch Covid-19. Tuy nhiên, bệnh đậu mùa khỉ vẫn có thể trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu nếu không có vaccine phòng ngừa kịp thời.
Triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ lây nhiễm nguy hiểm thế nào?
- Dựa theo những phân tích y khoa, bệnh đậu mùa khỉ có 3 con đường lây nhiễm chính cần lưu ý:
- Lây nhiễm thông qua vết xước, vết cắn mà động vật cắn đã nhiễm vi rút
- Người ăn thịt động vật và động vật bị ăn thịt đó đang nhiễm bệnh
- Người tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh đậu mùa khỉ.
- Nguy cơ triệu chứng bệnh đậu mùa khỉ là báo hiệu dịch bệnh nguy hiểm
- Theo thông báo từ tổ chức y tế, chưa có giải pháp đặc trị nào dành cho bệnh đậu mùa khỉ. Cũng như chúng ta gặp không ít khó khăn khi tiến hành nghiên cứu về tốc độ lây lan hay biện pháp phòng ngừa hiệu quả.
- Hơn thế con đường lây lan nguy hiểm được nghi ngờ là đường tình dục chứ không phải hệ hô hấp.
- Điều này đáng lo ngại vì nó ảnh hưởng với các cặp đôi đồng tính nhiều hơn.
- Về vắc xin phòng ngừa các bác sĩ vấn trong quá trình nghiên cứu điều chế.
- Tuy nhiên bệnh còn khá mới chưa hoàn toàn có đủ dữ liệu thông tin nên chưa thể cho ra sản phẩm đảm bảo chính xác.
Điều trị bệnh đậu mùa khỉ
- Tính đến thời điểm hiện tại, chưa có phương pháp hay thuốc đặc trị cho bệnh đậu mùa khỉ.
- Tuy nhiên, người bệnh không nên quá lo lắng bởi bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi mà không cần điều trị.
- Một số loại thuốc được cho là có thể điều trị đậu mùa khỉ có thể kể đến như: Thuốc kháng vi rút cidofovir, thuốc kháng vi rút mới tecovirimat, thuốc nghiên cứu brincidofovir (CMX001),… – Vốn là các loại thuốc có hoạt tính chống lại virus đậu mùa trên khỉ.
- Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được nghiên cứu hoặc sử dụng trong các vùng dịch để điều trị bệnh đậu khỉ.
Phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ
- Tránh tiếp xúc với động vật có nguy cơ nhiễm virus gây bệnh đậu mùa khỉ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi. .
- Tránh tiếp xúc với người có nguy cơ mắc bệnh. Không chạm vào các vật dụng của người có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Cách ly người có triệu chứng bệnh/có nguy cơ nhiễm bệnh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước hoặc sử dụng dung dịch vệ sinh tay có chứa cồn, đặc biệt là khi vừa tiếp xúc với người khác.
- Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa. Chưa có vaccine ngừa bệnh đậu mùa khỉ nhưng việc tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa có thể làm giảm đến 85% nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ.
- Nâng cao ý thức phòng tránh dịch bệnh. Thường xuyên cập nhật các thông tin bệnh.